FMC - nâng cao tỷ lệ tự chủ là động lực cho sự phát triển bền vững trong tương lai

21/04/2020 -

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA (HSX: FMC)

 

Kết quả kinh doanh (tỷ VND) Q4/18 Q4/19 %yoy 2018 2019 %yoy
Doanh thu thuần

757

712

-5.94%

3,807

3,710

-2.55%

Lợi nhuận gộp

76

70

-7.89%

395

425

7.59%

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

41

41

0.00%

194

234

20.62%

Lợi nhuận sau thuế (LNST)

41

40

-2.44%

180

230

27.78%

LNST của cổ đông công ty mẹ

41

40

-2.44%

180

230

27.78%

 

Ngày: 20/04/2020
Giá khuyến nghị: 20,000 - 21,000VND
Giá mục tiêu: 30,000 VND
Giá cutloss: 18,500 VND
Khuyến nghị Mua
Ngành nghề Thủy Sản
Giá đóng cửa 22,700 VND
Khoảng giá 52w 16,000-28,200
Số CP lưu hành 49 triệu
Vốn hóa
1,113 tỷ

Thông tin tài chính
Biên lợi nhuận gộp 11.45 %
Biên lợi nhuận ròng 6.19 %
P/E trailing 4.83
P/B trailing 1.37
ROE 2019 28.23 %
Cổ tức tiền mặt 1,500 đồng
 
Cơ cấu cổ đông
 
Diễn biến giá (nguồn Cafef)
 

 

TỔNG QUAN CÔNG TY & HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tiền thân là doanh nghiệp 100% vốn Ban TCQT Tỉnh uỷ Sóc Trăng, thành lập ngày 20/1/1995, đi vào hoạt động từ 3/2/1996 chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Đến 1/1/2003, doanh nghiệp được cổ phần hóa và đổi tên là Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (FMC), tên thương mại FIMEX VN. Ngày 7/12/2006, cổ phiếu FIMEX VN lên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM.

FMC là DN thuộc top 3 nhà xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam. Hoạt động kinh doanh chính là Chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ tôm chiếm hơn 97% doanh thu. Các thị trường xuất khẩu chính là EU, Nhâṭ, Mỹ, Trung Quốc. FMC có vùng nuôi tôm riêng rộng 190 hecta, đạt chuẩn BAP, ASC, có trình độ chế biến sản phẩm tôm thuộc hàng đầu ở Việt Nam và đã được tiêu thụ ở các hệ thống nhà hàng, hệ thống phân phối lớn

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HoSE: FMC) công bố doanh thu giảm 6% trong quý I, chủ yếu do doanh thu tiêu thụ giảm 7% còn 30.7 triệu USD. Tổng sản lượng tiêu thụ trong quý đạt 3,266 tấn, trong đó sản lượng thủy sản là 2,845 tấn. Hoạt động tài chính của FMC trong kỳ này hiệu quả hơn khi tăng doanh thu và giảm chi phí. Công ty cũng tiết giảm một phần chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Kết quả lợi nhuận trước thuế đi ngang ở mức 40 tỷ đồng.

Với chiến lược phát triển đi vào chiều sâu, Fimex đang ghi nhận những kết quả khả quan và chủ động được quy trình nuôi tôm. Công ty đã mở rộng diện tích nuôi tại Sóc Trăng có diện tích hơn 81 ha và dự kiến bắt đầu thả nuôi vào quý II. Doanh nghiệp thủy sản cũng đang đầu tư kho lạnh 6,000 tấn tại KCN An Nghiệp để đi vào hoạt động trong quý II.

CƠ HỘI ĐẦU TƯ

Kết quả chống bán phá giá của Mỹ và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Châu Âu (EVFTA) có lợi cho doanh thu của FMC.

Doanh thu xuất khẩu khả quan nhờ thị trường EU và đặc biệt triển vọng tương lai sẽ càng sáng với việc thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Châu Âu (EVFTA). EVFTA (và phần nào đó là CPTPPP) có hiệu lực, cả thuế nhập khẩu tôm nguyên liệu từ Việt Nam và thuế xuất khẩu tôm chế biến vào EU và khối CPTPP đều được cắt giảm. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, châu Âu sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ lực của FMC trong thời gian tới với tỷ trọng tối đa ở mức 50% doanh thu xuất khẩu.

 

Doanh thu từ tôm nói chung trong trong năm 2019 tăng 17.5% so với năm 2018, trong đó xuất khẩu sang EU nói riêng tăng 74.9%. Các kết quả nói trên khá phù hợp với xu hướng từ năm trước. Ban lãnh đạo cho biết công ty nỗ lực giảm xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản để ưu tiên Châu Âu vì tại thị trường này, công ty có nhiều lợi thế hơn.

Ngoài ra, kết quả thuế chống bán phá giá của Mỹ đánh vào tôm Việt Nam về mức 0% cũng sẽ có lợi cho doanh thu của FMC. Thay vì phải chịu mức thuế 25.39% như kết quả sơ bộ đầu năm 2018, FMC chỉ chịu mức thuế 4.58% theo kết quả chính thức từ DOC (giảm 20 điểm cơ bản so với mức cũ là 4.78%), giúp giảm rủi ro ở thị trường này. Chúng tôi cũng cho rằng hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam sẽ giúp công ty giành thị phần nhờ thuế suất giảm từ 7% xuống 0%. Với những biến chuyển trên, xuất khẩu của FMC được dự kiến sẽ tiếp tục tốt trong các năm tiếp theo.

Tăng cường tỷ lệ tự chủ và vùng nuôi giúp cải thiện doanh thu và lợi nhuận trong tương lai

Nhờ tự tin hơn về kỹ thuật và kinh nghiệm nuồi trồng, năm 2018, công ty đã mở rộng vùng nuôi từ 160ha lên 250ha. Thêm vào đó, trong năm 2019 công ty đã đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm tại khu đất kế bên khu nuôi tôm Tana Farm tại xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Khu nuôi mới này có diện tích hơn 81ha và dự kiến hoàn thành, bắt đầu thả nuôi vào quý 2/2020. Công ty cũng đang đầu tư kho lạnh 6.000 tấn tại KCN An Nghiệp tỉnh Sóc Trăng và cũng dự kiến đi vào hoạt động trong quý 2/2020.

FMC cho biết trong năm 2020 chiến lược phát triển của công ty là đi vào chiều sâu đã có kết quả khả quan. Công ty đã chủ động quy trình nuôi tôm. Trước đây, công ty thường mua nguyên liệu từ nông dân theo hợp đồng và thương lái địa phương nên biên lợi nhuận từ chế biến tôm chỉ đạt 2%-5% trong khi nuôi tôm đạt biên lợi nhuận khoảng 10%-15%.

Với sự chuẩn bị đó, Thực phẩm Sao Ta ước tính năm 2020 sẽ chế biến khoảng 17,500 tấn tôm các loại, tăng 6.4% so với năm 2019. Sản lượng tôm tiêu thụ ước khoảng 16,000 tấn, tăng 6.7%. Sản lượng nông sản chế biến và tiêu thụ dự kiến không tăng so với cùng kỳ, ước khoảng 1,800 tấn. 

ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ

Động lực tăng trưởng chính của FMC trong tương lai không chỉ đến từ sự thuận lợi của cả ngành tôm Việt Nam nói chung (hiệp định EVFTA và sự khó khăn của ngành tôm Trung Quốc) mà còn đến từ nội tại của doanh nghiệp, đó là tăng tỷ lệ tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào (cải thiện tích cực biên lợi nhuận). Việc có cổ đông chiến lược có kinh nghiệm như PAN có thể giúp chiến lược đầu tư dài hạn cũng sẽ giảm thiểu ảnh hưởng từ tác động bên ngoài, nâng cao chất lượng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chúng tôi ước tính doanh số chung trong năm đạt khoảng gần 4,000 tỷ VND, tương đương với mức tăng trưởng 6%, lợi nhuận dự kiến đạt khoảng 240-250 tỷ đồng, tương đương với lợi nhuận trên một cổ pheieus (EPS) đạt mức 5,000 VNĐ/ cổ phiếu.

Vì vậy, chúng tôi đưa ra khuyến nghị dài hạn MUA đối với cổ phiếu FMC tại mức giá từ 20,000 VNĐ – 21,000 VNĐ/cổ phiếu, giá cắt lỗ 18,500 VNĐ; với giá mục tiêu chúng tôi theo phương pháp so sánh P/E là 30,000 VND/CP (tương đương với mức uspide 32%), tương đương với P/E 2020 ở mức 6 lần, tương đối thấp so với một doanh nghiệp thuộc top đầu ngành tôm. Đặc biệt nhà đầu tư có thể kì vọng ở FPC là mức cổ tức hấp dẫn trong những năm tới, với mức kỳ vọng đạt 2,500 VNĐ/ cổ phiếu, tương đương với tỷ suất gần 12%/năm, tương đối hấp dẫn so với mức lãi suất khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

----------------------------------------------------------------------------------

CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN APG_SHARE TO SUCCEED
📞 Hotline: 090 323 54 34
📍 Address: 32 Hòa Mã, Hai Bà Trưng Hà Nội
Nơi kết nối giữa Chuyên gia phân tích và thị trường của APG tại đây:
1. Fanpage: https://www.facebook.com/chungkhoanapg/
2.Telegram: https://t.me/joinchat/JJjE1FFujs22RfJ1dH4uLQ
3.Zalo: https://zalo.me/g/jnvobx458
Trân trọng!