VSD phải hoạt động theo mô hình Tổng công ty với tên gọi mới là Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
11/12/2020
-
Theo quy định của Luật Chứng khoán 2019, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành, VSD phải hoạt động theo mô hình Tổng công ty với tên gọi mới là Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam. Trên báo Đầu tư Chứng khoán có bài phỏng vấn ông Dương Văn Thanh - Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam với tiêu đề: "Luật Chứng khoán “làm mới” VSD". Cụ thể như sau:
(ĐTCK) Ông Dương Văn Thanh, Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) chia sẻ, việc triển khai cơ chế đối tác bù trừ trung tâm trong hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán sẽ là tiền đề quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng và phát triển mạnh mẽ.
Theo Luật Chứng khoán 2019, từ năm 2021, VSD sẽ trở thành Tổng công ty. So với mô hình hiện tại, đâu là điểm khác biệt, thưa ông?
Theo quy định của Luật Chứng khoán 2019, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành, VSD phải hoạt động theo mô hình Tổng công ty với tên gọi mới là Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
So với mô hình hiện tại, ngoài chức năng tổ chức thực hiện đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoàn tất giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, việc chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty sẽ giúp VSD nâng tầm vị thế, mở rộng hơn nữa khả năng cung cấp dịch vụ và hỗ trợ giao dịch cho thị trường.
Theo quy định của Luật Chứng khoán 2019, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành, VSD phải hoạt động theo mô hình Tổng công ty với tên gọi mới là Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
So với mô hình hiện tại, ngoài chức năng tổ chức thực hiện đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoàn tất giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, việc chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty sẽ giúp VSD nâng tầm vị thế, mở rộng hơn nữa khả năng cung cấp dịch vụ và hỗ trợ giao dịch cho thị trường.
Việc chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình thành Tổng công ty sẽ giúp VSD nâng tầm vị thế, mở rộng hơn nữa khả năng cung cấp dịch vụ và hỗ trợ giao dịch cho thị trường.
Chẳng hạn, VSD sẽ triển khai chức năng đối tác trung tâm cho không chỉ thị trường chứng khoán phái sinh mà cả thị trường chứng khoán cơ sở; đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại VSD theo yêu cầu của khách hàng, thay vì việc khách hàng phải đăng ký tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm; mở rộng và hoàn thiện hệ thống thành viên của VSD.
Hiện nay, VSD đang phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính để hoàn thiện công tác chuẩn bị cho việc chuyển đổi sang mô hình Tổng công ty và trình Thủ tướng Chính phủ thông qua. Sau khi đi vào hoạt động, chắc chắn đây sẽ là dấu ấn trong chặng đường phát triển của VSD, góp phần vào việc đưa thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển.
Theo ông, cơ chế đối tác bù trừ trung tâm trong hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán (cơ chế CCP) sẽ có tác động như thế nào đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi được triển khai?
Theo quy định hiện nay, trong hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán, VSD đóng vai trò là tổ chức vận hành hệ thống thanh toán, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán cho các bên tham gia giao dịch.
Theo cơ chế này, VSD không chịu trách nhiệm cuối cùng về các rủi ro thanh toán trong trường hợp các bên tham gia giao dịch rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Để đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán, VSD áp dụng các biện pháp hỗ trợ thanh toán như sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán trong trường hợp thiếu tiền, vay chứng khoán, lùi thời hạn thanh toán và cuối cùng là từ chối thanh toán giao dịch chứng khoán.
Trong trường hợp phải lùi thời hạn thanh toán hoặc từ chối thanh toán giao dịch chứng khoán thì thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán phải bồi thường cho các bên liên quan.
Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán thì quy định pháp lý hiện nay yêu cầu thành viên lưu ký phải kiểm soát việc đặt lệnh của nhà đầu tư theo hướng nhà đầu tư phải có đủ chứng khoán trên tài khoản giao dịch trước khi bán, phải có đủ 100% tiền trước khi đặt lệnh mua (cơ chế prefunding).
Quy định này đang được xem là một trong những rào cản cho việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như hạn chế sức mua của nhà đầu tư, dẫn tới giảm tính thanh khoản của thị trường.
Triển khai quy định của Luật Chứng khoán 2019 và để phù hợp với thông lệ quốc tế, Nghị định hướng dẫn Luật và các văn bản pháp lý liên quan đã quy định mô hình bù trừ, thanh toán theo cơ chế CCP cho giao dịch chứng khoán của thị trường chứng khoán cơ sở, trong đó VSD thông qua hoạt động thế vị trở thành một đối tác của giao dịch chứng khoán, thành viên bù trừ là đối tác còn lại của giao dịch.
Về mặt hệ thống, các chức năng liên quan đến cơ chế CCP đã được tích hợp vào hệ thống công nghệ thông tin mới do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM làm chủ đầu tư mà VSD là một trong các bên thụ hưởng. Khi triển khai cơ chế mới cho thị trường chứng khoán cơ sở, hoạt động bù trừ thanh toán sẽ có nhiều tác động tích cực.
Thứ nhất, sức mua của nhà đầu tư sẽ được tăng lên đáng kể khi thay vì phải có đủ 100% tiền trước khi mua như hiện nay, nhà đầu tư có thể chỉ phải ký quỹ tiền cho mỗi lệnh mua dự kiến thực hiện theo một tỷ lệ nhất định theo yêu cầu của thành viên bù trừ và số tiền phải thanh toán còn lại nhà đầu tư sẽ nộp cho thành viên bù trừ trước khi thanh toán.
Thứ hai, thanh khoản của thị trường sẽ được cải thiện khi nghiệp vụ bán chứng khoán chờ về được áp dụng ngay khi triển khai cơ chế CCP do các tính năng liên quan đã được tích hợp trong hệ thống công nghệ thông tin mới cũng như khung pháp lý cho các giao dịch này tiếp tục được hoàn thiện trong dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 203/2015/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Thứ ba, công tác quản lý rủi ro mất khả năng thanh toán được nâng cao, hoàn thiện theo hướng VSD thông qua cơ chế thế vị tham gia vào giao dịch để đảm bảo thanh toán cho nhà đầu tư trong trường hợp xảy ra mất khả năng thanh toán, đồng thời bổ sung thêm nhiều lớp phòng vệ rủi ro như nâng cao tiêu chí làm thành viên bù trừ, ký quỹ giao dịch chứng khoán, đóng góp Quỹ bù trừ theo phương pháp định lượng rủi ro (stress test), sử dụng Quỹ phòng ngừa rủi ro và nguồn vốn của VSD sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận, cơ chế mua vào bắt buộc (buyin), chuyển sang thanh toán bằng tiền....
Theo đó, tôi tin rằng, việc triển khai cơ chế CCP cho thị trường chứng khoán cơ sở sẽ là tiền đề quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng và có bước phát triển mới.
Được biết, VSD đang cùng HOSE và HNX phối hợp với nhà thầu tích cực triển khai gói thầu dự án lắp đặt cung cấp và chuyển giao hệ thống công nghệ thông tin cho toàn thị trường. Đến thời điểm này, quá trình triển khai dự án đã thực hiện đến đâu? Thị trường có thể chờ đợi những điểm mới gì từ hệ thống này trong năm 2021?
VSD đang phối hợp chặt chẽ với các sở giao dịch chứng khoán và nhà thầu để hoàn thiện gói thầu “Thiết kế, lắp đặt cung cấp và chuyển giao hệ thống công nghệ thông tin” nhằm mục tiêu đưa hệ thống công nghệ thông tin thống nhất cho toàn thị trường kết nối trực tiếp từ khâu đăng ký, lưu ký cho đến bù trừ thanh toán, thực hiện quyền và các sản phẩm gia tăng cho thị trường vào hoạt động.
Những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, gói thầu này đã được HOSE, HNX và VSD phối hợp với nhà thầu KRX của Hàn Quốc tích cực triển khai. Đến nay, các hạng mục của gói thầu đã dần được hoàn thiện và đi đến những giai đoạn cuối cùng.
Theo lộ trình triển khai của gói thầu, hệ thống công nghệ thông tin mới theo dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố phát sinh, chủ yếu là tình hình dịch bệnh Covid-19, nên hệ thống này sẽ có thể lùi sang năm 2021.
Hệ thống công nghệ thông tin mới với các tính năng nghiệp vụ mới, đa dạng, hướng đến chuẩn mực và thông lệ quốc tế, cùng với nền tảng cơ sở hạ tầng hệ thống hiện đại, đồng bộ được kỳ vọng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các sản phẩm, dịch vụ mới sắp đi vào hoạt động của thị trường chứng khoán.
Chẳng hạn, dịch vụ quản lý chứng khoán thế chấp tại VSD, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai cổ phiếu riêng lẻ, các sản phẩm phái sinh chứng khoán với các tài sản cơ sở là tiền tệ và hàng hóa, cơ chế giao dịch trong ngày (T+0)…
Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin mới còn làm nền tảng để VSD phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho các giao dịch xuyên biên giới, hướng tới các liên kết quốc tế để vòng tuần hoàn tiền và tài sản không chỉ luân chuyển nhịp nhàng, thông suốt an toàn trên thị trường chứng khoán trong nước mà còn lan tỏa ra các thị trường khu vực và quốc tế, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu phát triển của thị trường.
Từ lâu, giao dịch T+0 được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, coi đó là một bước cải cách đáng kể về cơ chế giao dịch trên thị trường, nhưng đến nay vẫn… dài cổ đợi. Hiện có những vướng mắc gì liên quan đến việc triển khai sản phẩm này, thưa ông?
Theo thông lệ quốc tế, để triển khai thành công bất kỳ sản phẩm hay nghiệp vụ mới nào của thị trường chứng khoán thì bên cạnh sự sẵn sàng về chức năng hệ thống còn cần đến sự hoàn thiện đồng bộ về cơ chế, chính sách, đặc biệt là cơ chế khắc phục các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện.
Với giao dịch T+0, về mặt pháp lý, chúng tôi đang phối hợp với các vụ chức năng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để hoàn tất các nội dung trong dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 203/2015/TT-BTC nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định mới của Luật Chứng khoán 2019.
Về mặt hệ thống, VSD đang xây dựng hệ thống công nghệ thông tin trong tổng thể gói thầu cùng với 2 sở giao dịch chứng khoán để có thể sớm triển khai cơ chế giao dịch mới này. Việc triển khai giao dịch T+0 sẽ góp phần tăng tính thanh khoản của thị trường, đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, do đây là cơ chế giao dịch mới, tương đối phức tạp, đặc biệt là liên quan đến vấn đề xử lý rủi ro trong khâu thanh toán, nên để triển khai thành công, bên cạnh sự nỗ lực của các tổ chức hạ tầng thị trường, bao gồm VSD, các sở giao dịch thì tiến độ triển khai còn phụ thuộc vào tiến độ của các thành viên thị trường, nhất là trong vấn đề thiết lập cơ chế kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán. Theo tôi, đây là một trong những điều kiện tiên quyết để cơ chế giao dịch mới này được triển khai thành công.
Song song với quá trình này, VSD đang nghiên cứu xây dựng các quy trình, quy chế hướng dẫn; lập kế hoạch tập huấn nghiệp vụ cho thành viên để có thể triển khai nghiệp vụ T+0 sau khi hệ thống công nghệ thông tin mới của thị trường được đưa vào sử dụng.
Hiện nay, VSD đang phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính để hoàn thiện công tác chuẩn bị cho việc chuyển đổi sang mô hình Tổng công ty và trình Thủ tướng Chính phủ thông qua. Sau khi đi vào hoạt động, chắc chắn đây sẽ là dấu ấn trong chặng đường phát triển của VSD, góp phần vào việc đưa thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển.
Theo ông, cơ chế đối tác bù trừ trung tâm trong hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán (cơ chế CCP) sẽ có tác động như thế nào đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi được triển khai?
Theo quy định hiện nay, trong hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán, VSD đóng vai trò là tổ chức vận hành hệ thống thanh toán, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán cho các bên tham gia giao dịch.
Theo cơ chế này, VSD không chịu trách nhiệm cuối cùng về các rủi ro thanh toán trong trường hợp các bên tham gia giao dịch rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Để đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán, VSD áp dụng các biện pháp hỗ trợ thanh toán như sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán trong trường hợp thiếu tiền, vay chứng khoán, lùi thời hạn thanh toán và cuối cùng là từ chối thanh toán giao dịch chứng khoán.
Trong trường hợp phải lùi thời hạn thanh toán hoặc từ chối thanh toán giao dịch chứng khoán thì thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán phải bồi thường cho các bên liên quan.
Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán thì quy định pháp lý hiện nay yêu cầu thành viên lưu ký phải kiểm soát việc đặt lệnh của nhà đầu tư theo hướng nhà đầu tư phải có đủ chứng khoán trên tài khoản giao dịch trước khi bán, phải có đủ 100% tiền trước khi đặt lệnh mua (cơ chế prefunding).
Quy định này đang được xem là một trong những rào cản cho việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như hạn chế sức mua của nhà đầu tư, dẫn tới giảm tính thanh khoản của thị trường.
Triển khai quy định của Luật Chứng khoán 2019 và để phù hợp với thông lệ quốc tế, Nghị định hướng dẫn Luật và các văn bản pháp lý liên quan đã quy định mô hình bù trừ, thanh toán theo cơ chế CCP cho giao dịch chứng khoán của thị trường chứng khoán cơ sở, trong đó VSD thông qua hoạt động thế vị trở thành một đối tác của giao dịch chứng khoán, thành viên bù trừ là đối tác còn lại của giao dịch.
Về mặt hệ thống, các chức năng liên quan đến cơ chế CCP đã được tích hợp vào hệ thống công nghệ thông tin mới do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM làm chủ đầu tư mà VSD là một trong các bên thụ hưởng. Khi triển khai cơ chế mới cho thị trường chứng khoán cơ sở, hoạt động bù trừ thanh toán sẽ có nhiều tác động tích cực.
Thứ nhất, sức mua của nhà đầu tư sẽ được tăng lên đáng kể khi thay vì phải có đủ 100% tiền trước khi mua như hiện nay, nhà đầu tư có thể chỉ phải ký quỹ tiền cho mỗi lệnh mua dự kiến thực hiện theo một tỷ lệ nhất định theo yêu cầu của thành viên bù trừ và số tiền phải thanh toán còn lại nhà đầu tư sẽ nộp cho thành viên bù trừ trước khi thanh toán.
Thứ hai, thanh khoản của thị trường sẽ được cải thiện khi nghiệp vụ bán chứng khoán chờ về được áp dụng ngay khi triển khai cơ chế CCP do các tính năng liên quan đã được tích hợp trong hệ thống công nghệ thông tin mới cũng như khung pháp lý cho các giao dịch này tiếp tục được hoàn thiện trong dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 203/2015/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Thứ ba, công tác quản lý rủi ro mất khả năng thanh toán được nâng cao, hoàn thiện theo hướng VSD thông qua cơ chế thế vị tham gia vào giao dịch để đảm bảo thanh toán cho nhà đầu tư trong trường hợp xảy ra mất khả năng thanh toán, đồng thời bổ sung thêm nhiều lớp phòng vệ rủi ro như nâng cao tiêu chí làm thành viên bù trừ, ký quỹ giao dịch chứng khoán, đóng góp Quỹ bù trừ theo phương pháp định lượng rủi ro (stress test), sử dụng Quỹ phòng ngừa rủi ro và nguồn vốn của VSD sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận, cơ chế mua vào bắt buộc (buyin), chuyển sang thanh toán bằng tiền....
Theo đó, tôi tin rằng, việc triển khai cơ chế CCP cho thị trường chứng khoán cơ sở sẽ là tiền đề quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng và có bước phát triển mới.
Được biết, VSD đang cùng HOSE và HNX phối hợp với nhà thầu tích cực triển khai gói thầu dự án lắp đặt cung cấp và chuyển giao hệ thống công nghệ thông tin cho toàn thị trường. Đến thời điểm này, quá trình triển khai dự án đã thực hiện đến đâu? Thị trường có thể chờ đợi những điểm mới gì từ hệ thống này trong năm 2021?
VSD đang phối hợp chặt chẽ với các sở giao dịch chứng khoán và nhà thầu để hoàn thiện gói thầu “Thiết kế, lắp đặt cung cấp và chuyển giao hệ thống công nghệ thông tin” nhằm mục tiêu đưa hệ thống công nghệ thông tin thống nhất cho toàn thị trường kết nối trực tiếp từ khâu đăng ký, lưu ký cho đến bù trừ thanh toán, thực hiện quyền và các sản phẩm gia tăng cho thị trường vào hoạt động.
Những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, gói thầu này đã được HOSE, HNX và VSD phối hợp với nhà thầu KRX của Hàn Quốc tích cực triển khai. Đến nay, các hạng mục của gói thầu đã dần được hoàn thiện và đi đến những giai đoạn cuối cùng.
Theo lộ trình triển khai của gói thầu, hệ thống công nghệ thông tin mới theo dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố phát sinh, chủ yếu là tình hình dịch bệnh Covid-19, nên hệ thống này sẽ có thể lùi sang năm 2021.
Hệ thống công nghệ thông tin mới với các tính năng nghiệp vụ mới, đa dạng, hướng đến chuẩn mực và thông lệ quốc tế, cùng với nền tảng cơ sở hạ tầng hệ thống hiện đại, đồng bộ được kỳ vọng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các sản phẩm, dịch vụ mới sắp đi vào hoạt động của thị trường chứng khoán.
Chẳng hạn, dịch vụ quản lý chứng khoán thế chấp tại VSD, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai cổ phiếu riêng lẻ, các sản phẩm phái sinh chứng khoán với các tài sản cơ sở là tiền tệ và hàng hóa, cơ chế giao dịch trong ngày (T+0)…
Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin mới còn làm nền tảng để VSD phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho các giao dịch xuyên biên giới, hướng tới các liên kết quốc tế để vòng tuần hoàn tiền và tài sản không chỉ luân chuyển nhịp nhàng, thông suốt an toàn trên thị trường chứng khoán trong nước mà còn lan tỏa ra các thị trường khu vực và quốc tế, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu phát triển của thị trường.
Từ lâu, giao dịch T+0 được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, coi đó là một bước cải cách đáng kể về cơ chế giao dịch trên thị trường, nhưng đến nay vẫn… dài cổ đợi. Hiện có những vướng mắc gì liên quan đến việc triển khai sản phẩm này, thưa ông?
Theo thông lệ quốc tế, để triển khai thành công bất kỳ sản phẩm hay nghiệp vụ mới nào của thị trường chứng khoán thì bên cạnh sự sẵn sàng về chức năng hệ thống còn cần đến sự hoàn thiện đồng bộ về cơ chế, chính sách, đặc biệt là cơ chế khắc phục các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện.
Với giao dịch T+0, về mặt pháp lý, chúng tôi đang phối hợp với các vụ chức năng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để hoàn tất các nội dung trong dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 203/2015/TT-BTC nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định mới của Luật Chứng khoán 2019.
Về mặt hệ thống, VSD đang xây dựng hệ thống công nghệ thông tin trong tổng thể gói thầu cùng với 2 sở giao dịch chứng khoán để có thể sớm triển khai cơ chế giao dịch mới này. Việc triển khai giao dịch T+0 sẽ góp phần tăng tính thanh khoản của thị trường, đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, do đây là cơ chế giao dịch mới, tương đối phức tạp, đặc biệt là liên quan đến vấn đề xử lý rủi ro trong khâu thanh toán, nên để triển khai thành công, bên cạnh sự nỗ lực của các tổ chức hạ tầng thị trường, bao gồm VSD, các sở giao dịch thì tiến độ triển khai còn phụ thuộc vào tiến độ của các thành viên thị trường, nhất là trong vấn đề thiết lập cơ chế kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán. Theo tôi, đây là một trong những điều kiện tiên quyết để cơ chế giao dịch mới này được triển khai thành công.
Song song với quá trình này, VSD đang nghiên cứu xây dựng các quy trình, quy chế hướng dẫn; lập kế hoạch tập huấn nghiệp vụ cho thành viên để có thể triển khai nghiệp vụ T+0 sau khi hệ thống công nghệ thông tin mới của thị trường được đưa vào sử dụng.
Nguồn VSD